Motorsport»Tin tức»Ô tô»Chrysler ra mắt mẫu xe điện đầu tiên mang tên Airflow, và sẽ chuyển sang chạy điện trong 3 năm tới

Chrysler ra mắt mẫu xe điện đầu tiên mang tên Airflow, và sẽ chuyển sang chạy điện trong 3 năm tới

08:00 - 08/01/2022

Vào đầu năm nay, Chrysler đã cho ra mắt mẫu xe điện của hãng, mang tên Airflow, kèm theo là lời hứa hẹn sẽ chuyển tất cả xe sang xe điện vào năm 2028.

Dựa theo hình dáng của xe, có vẻ như Chrysler đang có ý định sẽ loại bỏ kiểu dáng thẳng đứng hình khối vuông của mẫu sedan 300 hiện tại nhằm chuyển sang kiểu dáng mới đẹp hơn. Mẫu xe mới của hãng cũng có một bộ tính năng kết nối mở rộng cho phép người ngồi trong xe kiểm soát các khía cạnh đời thường, như là bảo vệ nhà cửa, danh sách mua sắm và thậm chí là cả các cuộc gọi hội nghị bằng video ngay từ bên trong cabin.

Bước đầu tiên trong việc điện hóa của Chrysler và một nền tảng xe điện mạnh mẽ. Mẫu Airflow có nghĩa vụ bắt buộc với cấu trúc mới dành cho pin của Stellantis, được gọi là STLA (say “Stella”). Mẫu xe này có khả năng được dựa trên nền tảng STLA Medium dành cho những mẫu xe cỡ trung và crossover, và Chrysler dự kiến xe sẽ có phạm vi chạy từ 563 đến 643 km. Xe được trang bị hệ dẫn động bốn bánh nhờ hai mô đun truyền động điện (gọi tắt là EDM) có công suất 201 mã lực kết hợp với động cơ, chuyền động bánh răng và biến tần thành một gói duy nhất. Xe có khả năng sẽ có công suất khoảng 266 mã lực giữa hai mô đun.

Stellantis nói rằng nền tảng có khả năng sử dụng được các đơn vị có công suất lớn và mạnh mẽ hơn, khiến cho khả năng xuất hiện một mẫu xe có công suất cao hơn có triển vọng hơn hẳn. Vào tháng 7 năm ngoái, Stellantis cũng công rằng các mô đun công suất trong tương lai của họ sẽ tương thích ít nhất là 400 volt, và mô đun EDM hàng đầu của họ có thể tương thích đến 800 volt. Mẫu Airflow rất có thể sẽ có mô đun EDM này, do có các tiêu chuẩn cho kế hoạch điện khí hóa của Chysler.

Airflow có kiến trúc điện tử STLA Brain của Stellantis, kết hợp  với phần mềm và phần cứng nhằm tối ưu hóa vòng đời, đồng nghĩa với việc có thể nhận được các cập nhật qua mạng giúp giữ cho giao diện người dùng và công nghệ của xe luôn cập nhật lâu hơn bất cứ thứ gì trên thị trường ngày nay, ít nhất là về mặt lý thuyết.

Được tạo ra trên cấu trúc Brain, STLA SmartCockpit có các màn hình cho mỗi người bên trong kết nối với các ứng dụng giải trí có thể tải được và thương mại điện tử, khá là hữu ích cho các việc như đặt hàng tại các nhà hàng, tìm và thanh toán các nơi đậu xe ở gần điểm đến cũng như dự trữ và hàng tạp hóa và đồ dùng gia đình. Mỗi màn hình đều có camera riêng giúp cho có thể hội nghị và gọi video ngay cả khi đang di chuyển.

Nhờ vào sự cộng tác với BMW, nên mẫu Chrysler Airflow đã có được công nghệ STLA AutoDrive, là một bộ hỗ trợ người lái Level 3 có thể loại bỏ yếu tố người lái khỏi phương trình khi trong những trường hợp cụ thể như lái xe trên đường cao tốc hay ở các đường cao tốc bị hạn chế. Công nghệ này cho phép người lái có thể thoải mái làm việc riêng mà không phải chú ý quá nhiều đến đường đi.

Chrysler cho biết các nhà thiết kế đã lấy cảm hứng từ động cơ không gây tiếng ồn và tác động môi trường thấp của xe, để rồi kết quả là một mẫu xe khí động học khác biệt rất lớn so với mẫu 300 cũ kỹ được sinh ra. Chiều dài cơ sở dài và rãnh rộng nhấn mạnh không gian hành khách, với mâm 22 inch giúp xe có dáng vẻ hiện đại và vững chãi. Với trọng tâm thấp và bộ mâm được bố trí tại các góc, Chrysler cho biết mẫu Airflow sẽ có khả năng xử lý và hiệu suất đáng nể.

Xe có mui hai tông màu, với các điểm nhấn ngoại thất mang màu Celestial Blue, và thân xe mang màu Arctic White. Phía trước, biểu tượng hình cánh được chiếu sáng của Chrysler kết nối với đèn pha full LED bằng dải sáng rộng kéo dài qua tấm lưới tản nhiệt hình vát, và đèn hậu đơn tương ứng ở phía sau. Đèn chiếu sáng bên ngoài chuyển động khi khóa và mở khóa, và phát sáng khi xe đang sạc.

Mẫu Chrysler Airflow tận dụng lợi thế của nền tảng chuyên về pin để mang lại cho phần nội thất cảm giác thư thái và thơ mộng. Sàn của Airflow khá phẳng, do nó không có trục truyền động. Trên các tấm cửa xuất hiện kiểu thiết kế hình dòng chảy, kết hợp với giao diện người lái và hành khách bên dưới lớp kính tối màu mang lại cảm giác tối giản, và vẻ ngoài hiện đại của xe được mang đến nhờ vào kết cấu dạng kết tinh trên cần chuyển số và các nút điều khiển khác.

Ghế trước và sau có bệ đỡ giúp cải thiện chỗ để chân và kết hợp với mái kính hoàn toàn nhằm làm giảm chứng sợ nơi chật hẹp. Ngăn cách hàng ghế trước là một bảng điều khiển trung tâm nổi, cùng nhiều ngăn chứa đồ bên dưới cầu làm ví và ba lô. Phía sau, một hộp tì tay kiểu dáng thấp nằm ở giữa các ghế, đồng nghĩa với việc Airflow là xe bốn chỗ, khi mà ghế sau có thể sẽ xuất hiện tại các mẫu sản xuất. Một sàn trượt giúp giảm thiểu trọng tải xe phải gánh.

Chrysler sẽ trở thành tiên phong trong ý đồ xe điện của công ty mẹ Stellantis tại Mỹ. Mẫu Airflow có thể sẽ là sản phẩm mới đầu tiên từ Chrysler trong khoảng 1 thập kỷ khi nó được bán vào năm 2025. Và một khi thời điểm đó tới, thì toàn bộ danh mục đầu tư của hãng sẽ là xe điện, trước cả Ford, Chevrolet, Toyota, và Volvo cũng như Audi.

Tuy nhiên, do dòng sản phẩm của Chrysler hiện tại chỉ có hai sản phẩm, bao gồm Pacifica minivan và mẫu sedan 300 cổ điển, nên đây là một điều không quá ấn tượng. Sau khi mẫu xe điện đầu tiên của hãng ra mắt vào năm 2025, những chiếc minivan rất có khả năng sẽ chuyển sang chạy pin hoàn toàn.

Link bài gốc
Theo Người Đưa Tin Copy Link