Motorsport»Tin tức»Ô tô»Hướng đến giải quyết khó khăn cho nền công nghiệp ô tô Việt Nam: Nguyên nhân và giải pháp xử lý

Hướng đến giải quyết khó khăn cho nền công nghiệp ô tô Việt Nam: Nguyên nhân và giải pháp xử lý

06:00 - 20/07/2021

Nền công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam trong 10 năm qua vẫn luôn có sự vướng mắc ở 2 điểm nghẽn chính, nếu không giải quyết cụ thể sẽ còn gây ảnh hưởng đến tương lai lâu dài.

Một trong những nguyên nhân đầu tiên và dễ nhận thấy nhất chính là giá thành của việc sản xuất xe hơi trong nước có giá cao hơn từ 10 – 20% so với xe ngoại. Nguyên nhân nầy bắt nguồn từ việc thiếu đầu vào cho các bộ phận cấu thành của xe hơi, chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài mà chưa thể tự phát triển và sản xuất trực tiếp từ trong nước. Chính bởi vậy, đã khiến cho giá xe hơi sản xuất tại Việt Nam yếu thế hơn rất nhiều so với những mẫu xe nhập ngoại – đặc biệt là những mẫu xe đến từ các quốc gia trong Asean hiện đang được miễn thuế quan về 0.

Trong khi đó, điểm nghẽn thứ 2 lại đến từ dung lượng thị trường lại quá dư thừa tính cạnh tranh. Trong thời điểm hiện tại, quy mô thị trường ô tô của Việt Nam hiện đang trong đà bắt đầu phát triển, với thị phần đạt khoảng 1/3 so với Thái Lan và 1/4 của Indonesia. Tuy nhiên, trái ngược với thị trường nhỏ lại là sự xuất hiện của vô số các thương hiệu và mẫu xe đến từ nước ngoài, gây sức ép rất lớn cho việc cạnh tranh cũng như khó khăn trong lựa chọn của người tiêu dùng.

Chính bởi vậy, hiện Bộ Công Thương cùng các ban ngành có liên quan đang tìm các giải pháp để tháo gỡ và hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất trong nước. Một trong những vấn đề được đặt lên tiên quyết và ưu tiên trước nhất chính là việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt tại các đô thị lớn như thành phố Hà Nội và TPHCM, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng xe ô tô của người dân.

Thứ hai là xây dựng các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp chống gian lận thương mại để bảo đảm sự phát triển minh bạch, lành mạnh của thị trường ô tô trong nước. Thứ ba là rà soát các loại thuế, phí liên quan đến ô tô trên toàn chuỗi giá trị để điều chỉnh theo hướng thuận lợi hoá sản xuất và lắp ráp xe trong nước. Và cuối cùng, một trong những chính sách có thể coi là thu hút và gia tăng nhất cho thị trường chính là triển khai các chính sách cho vay ưu đãi mua ô tô trong nước dành cho người tiêu dùng.

Hiện Bộ Công Thương vẫn đang tiếp tục làm việc và đệ trình phương án giải quyết lên Chính phủ trong thời gian sớm nhất.

 

Link bài gốc
Theo Người Đưa Tin Copy Link