Như những người yêu đua xe đều biết, các tay đua rally sử dụng phanh tay thủy lực để nhanh chóng khóa bánh sau của xe. Cả khi đua và drift, việc khóa bánh sau có nghĩa là gây trượt bánh và buộc xe phải quay theo một hướng. Trong trường hợp của Audi RS Q e-tron, việc kéo cần phanh tay – hoạt động với cả phanh thủy lực với hệ thống tái tạo động năng và công nghệ phanh dây – sẽ khóa bánh sau và mang lại năng lượng cho pin, cung cấp nguồn cho hai động cơ điện.
Nhấn bàn đạp phanh thông thường cũng giúp phục hồi năng lượng, và nó có tác dụng với thiết lập phanh bằng dây liên kết hai hệ thống phục hồi năng lượng và phanh thủy lực lại với nhau. Về mặt nội thất, dù người lái không phải sang số nữa, nhưng họ vẫn có nhiều việc phải làm khi điều khiển RS Q e-tron.
Phía trước lái chính có không dưới ba màn hình riêng biệt, và có một màn hình phụ ở trung tâm bảng điều khiển, được dùng chung bởi lái chính và lái phụ. Lái phụ sẽ có ít nhất một màn hình khác để theo dõi và cung cấp chỉ dẫn điều hướng cho lái chính. Vô lăng có 8 nút điều khiển chức năng, từ còi cho đến các mục dữ liệu trong phần mềm. Người lái có thể lưu trữ một sự khác thường với một dấu thời gian trong bộ nhớ của xe. Các chức năng khác, như là giới hạn tốc độ có thể được kích hoạt bằng các nút của vô lăng.
Thêm vào đó, người lái và phụ lái có 24 nút cảm ứng trên màn hình trung tâm của chiếc Audi RS Q e-tron. Mỗi nút có phản hồi rung khi nhấn vào và menu có nhiều trang để sắp đặt các tính năng. Điều này cho phép vô số chức năng có thể được kích hoạt nhanh chóng, và cũng làm phức tạp thêm cách điều khiển trên chiếc xe tốc độ lên đến 200 km/h trên địa hình gồ ghề.
Edouard Boulanger, phụ lái của Stephane Peterhansel, giải thích rằng anh chỉ sử dụng có 1 nửa năng lượng của mình vào điều hướng, còn lại thì dành cho việc vận hành chiếc xe. Anh nói rằng mình thích những thử thách mới, điều này có thể làm tăng thêm độ khó đối với tất cả các đội thi đấu trong giải Dakar Rally. Giải đua sẽ bắt đầu từ mùng 2 đến 14 tháng 1 năm sau.