1. Tìm hiểu giá trị thị trường
Đây là bước đầu tiên trong quá trình mua xe cũ. Bạn nên có ít nhất một ý tưởng về giá trị của bất kỳ chiếc xe nào mà mình đang cân nhắc mua. Trước tiên, bạn sẽ phải tìm hiểu càng nhiều thông tin chi tiết về chiếc xe càng tốt, như sản xuất, mô hình, năm, số kilomet đã đi, các option và tình trạng tổng thể.
Càng cung cấp nhiều thông tin, bạn sẽ càng tiến gần đến giá trị thực tế của chiếc xe. Giá trị đó sẽ là điểm khởi đầu trong bất kỳ cuộc thương lượng giá nào. Nếu xe được định giá chính xác hoặc thậm chí thấp hơn giá thị trường, bạn sẽ nhận được một món hời thực sự.
2. Kiểm tra xe cẩn thận
Tình trạng của chiếc xe cũng tác động vào việc mua. Một chiếc xe được bảo dưỡng tốt sẽ có mức giá cao, trong khi xe bảo dưỡng kém có thể sẽ có giá trị thấp hơn hàng chục triệu đồng. Với vấn đề này, bạn cần chú ý đến những điểm sau:
– Đảm bảo xe có độ thoải mái khi ngồi, bao gồm cả ghế trước và sau.
– Kiểm tra cẩn thận từng phần bên trong xe, từ nội thất, tất cả các ghế ngồi, sàn, cửa và trần xe xem có vết rách hoặc bẩn không? Về ngoại thất, hãy kiểm tra cẩn thận sơn, trang trí và các tấm cản xem có dấu hiệu của việc sửa chữa không. Ngoài ra, hãy nhìn vào đèn xe, lốp xe và bộ giảm thanh.
– Kiểm tra động cơ: Động cơ bẩn có thể là dấu hiệu của việc bảo dưỡng kém. Kiểm tra xem có dầu trên động cơ hay không vì nó có thể là dấu hiệu của sự rò rỉ hoặc tệ hơn nữa. Các vết nứt ống dẫn hoặc dây đai hao mòn sẽ khá tốn kém để sửa chữa và dấu hiệu cho thấy việc bảo trì chiếc xe đó là không tốt.
– Mùi xe: Một số mùi như khói thuốc lá và nấm mốc có thể khó bị loại bỏ. Tuy nhiên, mùi dầu cháy hoặc xăng sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều vì chúng có thể chỉ ra có vấn đề sâu bên trong động cơ, vì vậy hãy chạy chúng một thời gian trước khi đưa ra quyết định.
3. Lái thử nghiêm túc
Đây không chỉ là cảm giác lái mà khi lái thử xe, bạn cần đánh giá một cách nghiêm túc, đặc biệt là các vấn đề nhỏ nhặt nhất. Chúng có thể bao gồm các tiện nghi của xe; hệ thống âm thanh; hệ thống điều hòa không khí; đèn cảnh báo; khả năng xử lý của xe trong các tình huống như dừng, đi, tăng/giảm tốc độ đột ngột…; lắng nghe động cơ một cách cẩn thận; kiểm tra phanh nhiều lần; đặc biệt chú ý đến cách xe di chuyển; ống xả,…
4. Đưa xe ra thợ kiểm tra
Đừng ngại đưa chiếc xe của mình đến các salon để những người thợ xe chuyên nghiệp kiểm tra kỹ lưỡng hơn. Nó có thể tốn của bạn vài trăm đến vài triệu đồng nhưng bù lại sẽ giúp bạn tránh mua phải một chiếc xe có vấn đề nghiêm trọng. Hãy nhớ, đừng dựa vào các salon mà người bán xe giới thiệu.
Hãy sử dụng biển số xe và số nhận dạng xe (VIN) để thực hiện kiểm tra lịch sử của xe. Nếu lịch sửa chữa cách xa nhau có thể là dấu hiệu cho thấy chiếc xe đó đang được bảo dưỡng tốt. Tuy nhiên, việc sửa chữa thường xuyên, đặc biệt đối với cùng một sự cố, có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng với chiếc xe đó. Nó là dấu hiệu cho thấy người bán đang muốn tống khứ chiếc xe đi. Đặc biệt với những chiếc xe đã “dính phốt” như gây tai nạn nghiêm trọng, nó sẽ bị mất giá rất nhiều.
6. Xem xét mối quan hệ giữa tuổi đời và số kilomet đã di chuyển
Đó thực sự là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận. Theo độ tuổi, ô tô giảm giá trị trung bình 60% trong vòng 5 năm đầu tiên. Sau đó, chúng mất giá chậm hơn nhiều. Khấu hao do quãng đường đi thực tế là một khái niệm tương đối. Tuổi đời và số kilomet của xe sẽ song hành với nhau. Tuổi tác chắc chắn là một yếu tố có thể đo lường, nhưng quãng đường di chuyển thực sự phụ thuộc vào tuổi của chiếc xe hơn bất cứ điều gì khác.
Nhìn chung, một chiếc xe thông thường sẽ di chuyển khoảng 1,6-2,4 vạn kilomet mỗi năm, vì vậy hãy xem 2 vạn kilomet là một quy ước chung. Sử dụng chỉ số này để biết quãng đường di chuyển tác động đến giá xe ra sao.
Ví dụ, nếu một chiếc xe 5 năm tuổi và có quãng di chuyển 10 vạn kilomet, giá trị của nó có thể dựa vào tuổi tác của xe. Nhưng nếu sau 5 năm, xe di chuyển quãng đường lên đến 13 vặn dặm được cho là quá mức, có nghĩa giá trị của xe sẽ thấp hơn. Mặt khác, nếu xe 5 năm tuổi mà chỉ đi được 7 vạn dặm, có nghĩa giá trị của xe sẽ cao hơn.
7. Chơi chiêu “ngoảnh mặt bỏ đi”
Bất cứ khi nào bạn mua một chiếc xe với các đàm phán về giá, chiến lược tốt nhất là hãy sẵn sàng bỏ đi. Khi đã có những kinh nghiệm về việc định mức giá xe, hãy luôn giữ những dữ liệu đó. Với một ai đó muốn bán xe, họ có thể đang rất cần tiền để mua một chiếc xe khác hoặc lo cho việc gì đó. Có khả năng người đó sẽ không biết giá trị của xe mình thực sự là bao nhiêu.
Khi mức giá được đưa ra có thể cao hơn suy đoán của bạn, bạn hãy sẵn sàng áp một mức giá thấp hơn khoảng vài đến hàng chục triệu đồng so với giá mong muốn. Nếu người bán chưa chấp nhận, hãy tỏ rõ thái độ sẵn sàng quay đầu không mua nữa, lúc đó giá trị của xe có thể được điều chỉnh với mức hấp dẫn hơn cho bạn. Đối với người bán vẫn kiên quyết giữ mức giá cao hơn giá trị mong muốn của bạn, tốt hơn hết hãy chuyển sang những người bán khác phù hợp hơn.
Nhận xét chung
Mua một xe cũ đi kèm với những thách thức khác với mua một xe mới. Không ai muốn trả quá nhiều tiền cho một chiếc xe đã qua sử dụng, vì vậy hãy ghi nhớ những kinh nghiệm mua ô tô cũ kể trên, bạn sẽ có thể mua được một chiếc xe cũ tốt với mức giá hợp lý nhất có thể.
Theo Người Đưa Tin