Thế kỉ 21 với thời đại công nghệ số, phương tiện di chuyển cũng dần trở nên phổ biến với những mẫu xe tay ga ngày càng tân tiến. Và sau một khoảng thời gian sử dụng hay sau vài nghìn km chạy xe, xe thường có dấu hiệu bị giật khi lên ga và tăng tốc. Vậy nguyên nhân do đâu? Hãy cùng Motorsport tìm hiểu nhé.
Bên trong động cơ xe là một loạt những chi tiết bộ phận như dây curoa, bố ba càng, puly các cấp.. Sau thời gian dài sử dụng, chúng có dấu hiệu bị mài mòn và không còn hiệu quả như ban đầu. Chỉ một chi tiết nhỏ không ăn khớp sẽ khiến cả bộ máy ảnh hưởng theo, dẫn tới việc bị giật cục ở xe tay ga. Nếu có thể, hãy kiểm tra kĩ lại các chi tiết máy, một vài chi tiết cần được ưu tiên kiểm tra như: Bộ kim phun, bố ba càng, dây curoa, bi nồi, bugi và lọc gió.
Ở nhiều dòng xe hiện đại, bộ phun xăng điện tử FI đã trở nên phổ biến và mặc định sẽ có. Sau thời gian dài sử dụng, bộ kim phun này phải tiếp xúc quá nhiều với xăng bẩn, mạt bụi gây tình trạng thiếu hụt xăng bơm lên buồng đốt từ đó dẫn tới việc xe tay ga bị thiếu hụt ga. Bố ba càng cũng là một chi tiết bộ phận thường xuyên bị dính mạt bụi. Những mạt bụi này được tạo ra do ma sát và dính vào trục đế bố. Như vậy, nên chú ý làm sạch không chỉ mặt bố ba càng, chuông nồi mà còn cần làm sạch các chi tiết ở trục đế ba càng sau đó dùng giấy ráp để đánh mịn bề mặt này.
Bên cạnh đó, cần kiểm tra kĩ càng tới bộ dây curoa bởi chất liệu bằng cao su co giãn sau thời gian dài sử dụng, bộ dây này có hiện tượng giãn ra ít nhiều thậm chí bị đứt. Hiện tượng này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự truyền động của xe, khiến xe bị giật cục.
Bi nồi và cặp bugi – lọc gió cũng cần được thường xuyên kiểm tra kĩ càng. Nếu chúng vô tình bị móp méo hay biến dạng cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự truyền động của xe. Đó là những bộ phận liên quan trực tiếp tới công cuộc bơm khí và xăng vào buồng đốt.