1- Tối ưu phạm vi di chuyển
Khi lái xe, chúng ta nên tăng tốc từ tốn, hạn chế phanh gấp và thường xuyên duy trì dải vận tốc hợp lý trên đường trường, tối ưu lượng điện năng có trên xe. Ngoài ra, nên hạn chế lạm dụng điều hòa, đèn nội thất, sạc pin cho thiết bị di động… do những thứ này đều dùng điện của xe để sạc. Nếu tắt hết những tính năng này thì xe sẽ sử dụng pin lâu hơn đáng kể.
2 – Lên kế hoạch sạc pin và dự phòng
Hãy mang theo bộ sạc cầm tay nhằm đề phòng những trường hợp mà khách sạn không có sẵn trạm sạc. Hãy gọi dịch vụ cứu hộ khi xe gặp những tình huống ngoài ý muốn như thủng lốp hoặc cạn pin. Trong trường hợp của xe điện, ta nên gọi cho đại lý chính hãng để những bên có chuyên môn xử lý nhằm hạn chế hư hỏng.
3 – Kiểm tra độ căng của lốp xe
Mặc dù lốp của phần lớn ô tô là lốp không săm có nguy cơ bị thủng và hao năng lượng khi xe di chuyển thấp hơn đáng kể, nhưng bạn vẫn cần phải kiểm tra độ căng của lốp xe khi sử dụng phương tiện này. Bởi vì nếu bị non hơi thì xe sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng để di chuyển, và nguy cơ xịt lốp cũng khá cao. Tuy nhiên nếu quá căng thì sẽ gây tâng, sốc khi di chuyển. Cho nên khi bơm tránh để quá căng cũng như quá non là tốt hơn cả.
4 – Hạn chế chạy hết tốc lực
Nếu muốn chạy trong quãng đường dài, thì chúng ta nên giảm tốc lực. Về mặt lý thuyết mà nói, càng chạy nhanh thì càng tốn nhiều năng lượng, đồng nghĩa với việc quãng đường di chuyển càng giảm đi.
5 – Hạn chế chở nặng
Xe càng chở nặng thì tốc độ di chuyển càng chậm, điện cũng bị hao tổn nhiều hơn, và làm cho quãng đường di chuyển trở nên ngắn hơn. Cho nên khi không cần thiết hãy tránh chở nặng, nhằm tránh phải sạc điện cho xe nhiều lần trong ngày.